Khái niệm cơ bản về âm trầm, âm trung, âm cao của âm thanh

Âm thanh vốn sinh ra từ dao động vạn vât

Tạo hóa đã ban cho đôi tai con người với khả năng nghe, cảm nhận âm nhạc tinh xảo và nhạy cảm hơn bất kỳ một thiết bị, máy móc hiện đại nào.

Tuy nhiên, hầu hết chúng ta có thể so sánh được sự khác biệt giữa một âm thanh hay và một âm thanh không hay. Để chỉ ra được chính xác một thiết bị âm nhạc trình diễn hay ở điểm nào? Và dở ở điểm nào? Điều đó thật không đơn giản, nó thuộc về “qúa trình khổ luyện” của mỗi cá nhân.

Một người có khả năng cảm nhận và đánh giá âm nhạc càng chính xác, đồng nghĩa với thời gian người đó dành cho việc nghe nhạc càng nhiều.

Với bài viết mở đầu này , tôi sẽ không dùng những thuật ngữ khó hiểu chuyên nghành mà sẽ dùng những từ ngữ đơn giản nhất , gần gũi với mọi người nhất để cho bất cứ ai đọc cũng sẽ hình dung được rõ ràng nhất những chất âm cơ bản của âm thanh ! Mình sẽ không nhắc đến ví dụ âm trung sẽ ở tần số bao nhiêu…bla..bla.. bỏi vì nó nói cho cùng cũng chỉ là lý thuyết chuyên sâu , không áp dụng thực tế dành cho một người nghe nhạc

Nhắc tới chất âm cơ bản của âm thanh , thì sẽ có 3 dải tần chính sau đây : Âm Trầm , Âm trung , Âm cao

anh-minh-hoa

*) Âm trầm ( Bass ) là gì : Trong âm nhạc tiếng Bass là dãy âm tần dễ nhận biết nhất nhưng cũng thường bị đánh giá sai nhiều nhất , bao gồm 3 loại bass sau đây :

+ Bass sâu ( Deep Bass ) ta sẽ hay gặp từ này trên vỏ hộp khi mua tai nghe có bass tốt
+ Bass trung ( Midbass )
Bass cao ( upper Bass )( mình sẽ nói tiếp bass trung và bass cao ở các sản phẩm loa và tai nghe cụ thể ở các bài viết sau giúp các bạn hình dung được cụ thể hơn )

Nhiều người vẫn hay lầm tưởng rằng tiếng Bass càng nhiều, càng hùng hồn là Bass hay. Tuy nhiên thực tế hoàn toàn trái ngược, Bass nhiều và mạnh mẽ chưa hẳn đã hay.

Chúng ta nghe âm Bass là để cảm nhận cái hay, nét tinh tế và chất lượng chứ không đơn thuần chỉ nghe số lượng nhiều ít của Bass bởi tiếng Bass khi được tái tạo trung thực sẽ mang đến cho âm nhạc rất nhiều màu sắc và cảm xúc.

Thật ra mà nói, tiếng Bass là cái sườn của giai điệu và nhịp điệu trong âm nhạc.Nhưng không may, rất khó để tái tạo hoàn hảo dãy âm tần này bởi vì tiếng Bass phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: Phòng nghe, Ampli, Loa, Dây truyền dẫn tín hiệu …thậm chí cả nguồn phát nhạc.

Rất nhiều người trong chúng ta luôn có tư tưởng thèm khát được sở hữu một hệ thống nghe nhìn với âm bass có thể khiến cả căn phòng rung lắc. Tất nhiên không phải là tất cả, một số vẫn thích âm bass nằm trong tầm kiểm soát, hay là vừa đủ nghe.

Về mặt lý thuyết, những chiếc loa hoặc loa trầm nhỏ có thể hứa hẹn mang đến âm trầm sâu và mạnh mẽ, nhưng có một sự thật phũ phàng là một âm trầm sâu thực sự sẽ chỉ đến từ những loa trầm lớn. Ngoài ra, kích thước thùng loa cũng đóng vai trò lớn trong chất lượng tái tạo và âm lượng của bass. Điều này có nghĩa là bạn hãy mua một chiếc sub lớn nếu như âm bass là ưu tiên hàng đầu.

Nhảy xuống cấp độ thấp hơn, về mặt logic thì giải pháp tương tự cũng áp dụng cho tai nghe: tai nghe có kích thước lớn sẽ tạo ra âm trầm tốt hơn so với những chiếc tai nghe nhỏ xíu.

Các nhà thiết kế loa và tai nghe đều biết rằng, hầu hết mọi người thích âm bass có phần hơi dư chứ không phải là âm bass thiếu, do đó họ thường thêm một chút bass vào sản phẩm thay vì để chúng ở mức cân bằng. Các kỹ sư âm thanh của các hãng ghi âm cũng theo lối mòn đó, họ thường kéo âm bass lên một chút trong các bản ghi âm để phù hợp với đại đa số người nghe. Một lần nữa, phần dư lại chiến thắng.

– Thuật ngữ phổ biến khi ta nghe và mô tả âm bass hay : Sâu , căng , tròn , êm, chặt chẽ, chính xác , nhanh , có lực…. ( với mình tiếng bass ko có định nghĩa Bass sạch ! )
– Thuật ngữ phổ biến khi ta nghe và mô tả âm bass dở : ù , nặng nề , mỏng , ngắn, chậm chạp, thiếu lực….
Những thuật ngữ vừa nói trên là sự cô đọng lại với đôi tai mỗi người , nó mang tính trừu tượng và cực kỳ miên man không thể diễn tả được 1 cách chính xác nhất
Nói vui thì có 1 thực tế là nền âm nhạc của Việt Nam chỉ cho ra được những tiếng bass ” cỏ ” so với tiếng Bass đạm chất quý tộc của phương Tây. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu do nền âm nhạc của chúng ta đi chậm hơn họ cả mấy chục năm rồi.
***) Chốt lại: Nếu âm trable là da, âm trung là thịt thì Âm Bass chính là bộ xương cho khuôn mẫu hoàn hảo đó, Xương tốt khi xương có tủy

*) Âm trung (Mid ) là gì : Nói 1 cách máy móc nhưng dễ hiểu nhất thì âm trung chính là giọng hát của ca sĩ ( vocal) , từ ngàn xưa đã tồn tại âm mid : tiếng nói của con người , tiếng lào xào của lá cây và tiếng kêu của muông thú… Điều thú vị mà hiếm khi những người nghe nhạc quan tâm đó là hầu hết năng lượng của âm nhạc đều tập trung ở tiếng Mid và đôi tai của con người cũng cực kỳ nhạy cảm với âm này ( bạn có công nhận rằng tiếng gió thổi đôi tai bạn cảm nhận rất tốt không ^^ ) Nhiều bạn khi đến đây sẽ đặt câu hỏi ” trong các bản hòa tấu thì đâu sẽ là âm mid ” – Câu trả lời đó là độ nhuyễn của nhạc cụ , độ nhuyễn này không phải là âm thanh ta nghe được khi các nhạc cụ trình diễn mà là cái nền tổng quát khi chúng phối hơp với nhau.

Ví dụ sau đây sẽ chỉ rõ cho chúng ta cách cảm nhận “màu sắc” tiếng Mid: Khi ta nắm bàn tay lại tạo thành hình dáng như một chiếc cốc, sau đó đặt tay lên miệng và thử hát một đoạn nhạc, vừa hát vừa đóng và mở bàn tay. Lúc này ta sẽ có cảm giác giọng hát của mình có sự thay đổi, lúc to lúc nhỏ, khi lên cao khi xuống thấp ( về cường độ và tần số ), sự biến đổi này được gọi là “Màu Sắc” của tiếng Mid.

– Thuật ngữ phổ biến khi ta nghe và mô tả âm trung hay : Ngọt , mượt , đầy đặn
– Thuật ngữ phổ biến khi ta nghe và mô tả âm trung dở : khô , thô

+ Âm mid hay ( đạt tiêu chuẩn) là khi người nghe có cảm giác âm tần này rõ ràng, ấm , dễ chịu….. Một nhà đánh giá thiết bị âm nhạc nôi tiếng ( quên tên rồi ) đã từng phát biểu : Không có tiếng Mid âm nhạc không là gì cả

*) Âm Cao (trable) là gì: Định nghĩa máy móc , ngắn ngon và xúc tích thì Âm trable là tiếng ” leng keng của kim loại ” hay với chất giọng của con người : có giọng trầm ( ồm ồm ) , giọng bình thường , nhẹ nhàng ( di vào lòng người ). Và cuối cùng là giọng thánh thót hoặc chua , hoặc hét 😀 ( thì đây là trable) tức là âm thanh có âm tần cao !

Tiếng Treble được cho là nền tảng tạo ra chất lượng âm thanh hay, điểm nhấn của 1 bản nhạc hoặc 1 ca khúc. Nếu Bass là dẫn dắt , mid là hài hòa thì tất cả 2 âm trên sẽ làm nền cho trable biểu diễn . điều này quan trọng đến nỗi nhiều thiết bị âm nhạc đắt tiền, cao cấp nhưng vẫn bị cho là tầm thường vì thể hiện âm Treble không xuất sắc.

– Thuật ngữ phổ biến khi ta nghe và mô tả âm trable hay : trong,sáng, mượt, ngọt, êm, mịn, nhẹ, dịu …… 1 số người cảm nhận rằng khi trable quá mượt thì sẽ cho ta cảm giác ướt át , ủy mị ( tức là yếu đuối ) , nhưng với quan điểm của cá nhân tôi đó mới là âm trable đỉnh cao , 1 thứ gì đó gọi là ” Phiêu ” . Một âm tần cao biểu diễn mượt mà đến mức yếu đuối đó mới là chất riêng !

– Thuật ngữ phổ biến khi ta nghe và mô tả âm trable dở : chói , khô, cứng….

Có 1 câu nói đã đạt đến cảnh giới về biểu diễn âm trable : ” trable trong trẻo như pha lê ” ^^

*) Ngoài 3 dải âm tần như đã nêu trên , trong âm thanh còn có 2 dải âm phụ mang tính chất khá quan trọng khi đánh giá về âm thanh , đó là : Âm trường và Âm Hình

+ Âm trường là gì ? :

Đây là 1 loại âm mang tính chất trừu tượng cao , để định nghĩa được nó thì thật là khó và vẫn còn mang nhiều tranh cãi , đại loại nói 1 cách máy móc thì đó là khoảng cách ,không gian và độ rộng mà người nghe hình dung được giữa những nhạc cụ của âm thanh ( xa , gần … )

Để nhận biết được âm trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố , chất lượng bản thu , Loa cũng như tai nghe của bạn có âm trường ở mức độ nào

Thuật ngữ để diễn tả về âm trường : rộng , hẹp !

Các bạn có thể nghe 1 bản Mp3 sau đây để hiểu khái quát về âm trường , yêu cầu là đeo tai nghe nhé :
âm trường

Bản mp3 bạn vừa nghe thực ra nó chỉ la 1 phần của âm trường , nói chính xác đó là hiệu ứng của âm trường thôi , nhưng cũng giúp các bạn hình dung được 1 phần nào đó về âm trường !

+ Âm hình là gì ? :
Âm hình được khái niệm là “hình ảnh được tái tạo” của âm nhạc mà người nghe “nhìn thấy được” trong quá trình cảm thụ.

Cũng như âm trường , âm hình cũng mang tính trừu tượng cao, âm hình sinh ra do trí tưởng tưởng của bộ nào khi được nghe âm thanh. Trí tưởng tượng đó được thể hiện khi bạn được nghe bằng một hệ thống loa , nguồn phát và chất lượng âm thanh cao thì bạn sẽ hình dung được như một ban nhạc và ca sĩ đang thể hiện ngay trước mắt mình
Trong tất cả những cách thức tái tạo âm nhạc thì “ tái tạo âm hình” được xem là thú vị nhất. Sau khi tiếp nhận nguồn tín hiệu âm thanh, nãocủa chúng ta sẽ tiến hành giải mã và phân chia dãy âm tần này thành nhiều tần số khác nhau. Thật ra, mắt không hề nhìn thấy hình ảnh hay chiều sâu của âm nhac, âm hình được tạo ra từ não dựa trên nền âm nhạc thông qua trí tưởng tượng phong phú và những hiệu ứng âm học mà ra.

Rất nhiều người sẽ nhầm lẫn giữa âm hình và âm trường , xin nhắc lại âm trường là do cảm giác , âm hình là do trí tưởng tượng của não bộ (nói một cách vui thì đó chính là ảo giác)
Để có được âm hình và âm trường thì sẽ được thể hiện với thiết bị nghe tốt và chuẩn , nhưng ở 1 số tai nghe và loa vi tính với mức giá vừa phải khi ta tập trung và biết thưởng thức cũng sẽ cho ra được những âm này , chỉ có điều mức độ thể hiện của nó sẽ ở giới hạn nào mà thôi !
Giúp các bạn hình dung rõ hơn , các bạn hãy dùng Loa để nghe thử bài nhạc này , yêu cầu là nghe bằng loa và khoảng cách của 2 loa vệ tinh (nếu là loa vi tính) là max nhất có thể : âm hình

Ở bài viết sau , mình sẽ giải thích những âm thanh cơ bản được áp dụng và hệ thống nghe nhạc : âm thanh 2.0 là gì , 2.1…. !

Nguồn: Trace Neo Blog